Những thủ tục, giấy phép đăng ký kinh doanh homestay thế nào cho đúng?

0
1900

Những thủ tục, giấy phép đăng ký kinh doanh homestay thế nào cho đúng?

Là một trong những loại hình kinh doanh lưu trú đang được tập trung và phát triển trong những năm gần đây, homestay đem đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng mới mẻ khi cùng được sống, được sinh hoạt và vui chơi với cộng đồng người dân bản địa. Tuy nhiên, để kinh doanh được thành công sản phẩm này, liệu bạn đã biết rõ những giấy tờ, thủ tục đăng ký nào cần phải thực hiện hay chưa? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của VnTraveller.com nhé.

Bạn cần phải chuẩn bị một vài loại giấy tờ hợp pháp hóa việc kinh doanh homestay với chính quyền địa phương

1-Xin giấy phép xây dựng homestay

Nếu bạn đang muốn mở một homestay mới, hoặc nếu thuê nhà sẵn có sửa chữa, vậy thì bạn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng cho homestay của mình. Cụ thể, chủ nhà cần cung cấp các thông tin như sau cho Bộ phận cấp phép kinh doanh:

  • Diện tích phòng đảm bảo đủ không gian sinh hoạt. Ví dụ, phòng đơn tối thiểu là 8m2, phòng đôi tối thiểu là 10m2 và phòng tắm là 3m2.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, phòng cháy chữa cháy trong nhà cũng như các tiện nghi cơ bản nhất. Chắc chắn trong phòng không thể thiếu giường đệm, đèn quạt, điều hòa hoặc những vật dụng cá nhân phục vụ nhu cầu cơ bản thông thường.

Nếu bạn đang muốn mở một homestay mới cần nắm được thủ tục

  • Phải kê khai bảng giá niêm yết. Điều này sẽ giúp du khách tránh khỏi tình trạng bị chặt chém, cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên cam kết với cơ quan chính quyền rằng homestay sẽ chỉ được sử dụng với mục đích du lịch, nhằm đem tới cho du khách những trải nghiệm thật nhất, sống động nhất của cuộc sống địa phương.

Việc xin giấy phép xây dựng cũng như kinh doanh homestay cần đáp ứng đủ các tiêu chí trên

Chính vì lẽ đó, chủ nhà nên tuân thủ và làm theo các hướng dẫn, yêu cầu cụ thể của Pháp luật.

2-Giấy đăng ký kinh doanh lĩnh vực lưu trú

Đây là loại giấy phép cần phải có đối với bất cứ một hộ kinh doanh cá thể nào. Để xin loại giấy phép này, chủ nhà cần kê khai chi tiết những tài sản cố định mà mình đang sở hữu và phải chứng minh được quyền sử dụng với ngôi nhà muốn đăng ký dịch vụ kinh doanh.

Cần phải chứng minh được homestay của bạn chỉ thuộc quyền sở hữu của riêng cá nhân bạn mà thôi

VnTraveller.com cũng xin bật mí thêm rằng, theo điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, mỗi hộ kinh doanh homestay cần phải cử đại diện tới phòng đăng ký để cung cấp các thông tin cần thiết như sau:

  • Tên hộ kinh doanh, đi kèm với đó là số điện thoại và địa chỉ email.
  • Ngành nghề kinh doanh. Ở mục này, bạn phải điền là kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
  • Liệt kê rõ số vốn đã bỏ ra để kinh doanh cũng như xây dựng, tu sửa.
  • Liệt kê số lao động chính thức của homestay khi nơi này đã được vận hành, đi vào hoạt động.
  • Họ tên, chữ ký và số CMND của người thành lập nên homestay này. Tất cả đều phải gửi kèm bản sao công chứng CMND.

Theo kenhhomestay.com, một website cung cấp dịch vụ lưu trú sẽ chỉ cung cấp các homestay vận hành và hoạt động tốt

Sau khi đã hoàn tất những thủ tục trên, việc của bạn cần làm là chỉ ngồi đợi và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước thôi nhé. Thời gian có kết quả chính thức chậm nhất là 3 ngày sau khi bạn gửi yêu cầu xin giấy phép. Để lấy được giấy phép về, chủ nhà trình biên nhận hồ sơ được phòng đăng ký giao khi tiếp nhận.

Trong 3 ngày sẽ có kết quả về việc cấp phép kinh doanh của bạn

3-Giấy đăng ký sở kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế để tiến hành hoạt động kinh doanh, khai thuế

Bước thứ 3 là xin giấy phép để kê khai thuế. Bộ hồ sơ khai thuế ban đầu phải có:

  • 2 bản công văn đăng ký hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp.
  • 2 bản công văn đăng ký chế độ kế toán áp dụng.
  • 2 bản đăng ký phương pháp trích khấu hoa tài sản cố định.
  • 1 bản giấy ủy quyền.

Sau đó, chủ nhà cần nộp bộ hồ sơ này cho chi cục thuế thuộc quận/huyện mà bạn đang ở là sẽ hoàn tất thủ tục.

Xin giấy phép nộp thuế là điều bắt buộc đối với các chủ doanh nghiệp và người kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để giúp cho việc kinh doanh homestay thành công hơn, dễ dàng hơn, các bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết khác trên VnTraveller.com nhé. Chưa hết đâu nha, website này còn luôn đem tới cho người dùng rất nhiều combo với mức giá vô cùng hợp lý, như viết bài PR blog, hỗ trợ đăng bài trên fanpage, Instagram,…và những trang mạng xã hội có tiếng khác. Thậm chí, ngay cả việc quảng cáo bằng hình ảnh và quay video cũng là một thế mạnh nổi bật của website.

Đọc xong bài viết trên của chúng tôi, chắc hẳn nhiều bạn trẻ đang nung nấu mơ ước kinh doanh homestay đã nắm rõ được những loại thủ tục và giấy tờ cần phải xin rồi đúng không nào? Cùng chúc cho mỗi người sẽ đều đạt được thành công và may mắn trên con đường kinh doanh của riêng mình.

Xem thêm: 10 Homestay Nam Du giá rẻ view biển đẹp đáng check-in

Tác giả: Hồng Hạnh Nguyễn

Nguồn: VnTraveller.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here